BỊ HO CÓ NÊN ĂN NGÔ KHÔNG? CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP
Tuy nhiên, khi bị ho có ăn ngô được không? Cùng Titafa tìm hiểu câu trả lời chi tiết trong bài viết sau để có thêm thông tin hữu ích nhé.
Giá trị dinh dưỡng của ngô đối với sức khỏe
Ngô hay còn gọi là bắp, là một trong những loại ngũ cốc quan trọng và phổ biến, được biết đến không chỉ vì giá trị dinh dưỡng mà còn bởi sự đa dạng trong cách chế biến. Với sự phát triển của khoa học, ngô ngày nay đã được lai tạo thành nhiều giống khác nhau, đáp ứng nhu cầu về năng suất và chất lượng.
Ngô chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ
Về mặt dinh dưỡng, ngô cung cấp một loạt các vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), mỗi 100g ngô chứa khoảng 86 calo cùng các thành phần như: 3.27g protein, 1.35g chất béo, 18.7g carbohydrate và 6.26g đường.
Ngoài ra, ngô cũng cung cấp một lượng đáng kể các vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, B1, B2, B3, B5, B6, canxi, kali, sắt, magie, kẽm….Chính nhờ thành phần dinh dưỡng phong phú này giúp ngô trở thành một lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, hệ tiêu hóa và cung cấp năng lượng cho các hoạt động hàng ngày.
Bị ho có ăn ngô được không?
Ngô là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, ngô cung cấp các vitamin A, C, B1, B2, B3 và các khoáng chất như canxi, kali, magie,.. giúp bổ sung năng lượng và hỗ trợ hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, ngô còn chứa các chất chống oxy hóa và axit folic, tốt cho sức khỏe tim mạch và hệ tiêu hóa.
Về vấn đề liệu bị ho có nên ăn ngô không, hiện nay chưa có nghiên cứu nào khuyến cáo người bị ho không nên ăn ngô. Ngược lại, ngô là thực phẩm dễ tiêu hóa, không gây kích ứng cổ họng và có thể được ăn khi bị ho.
Tuy nhiên, để giảm triệu chứng ho và giúp phục hồi nhanh chóng, nên chế biến ngô thành các món ăn nhẹ nhàng, dễ ăn như súp hay cháo, kết hợp với các thực phẩm hỗ trợ điều trị ho.
Bị ho có thể ăn ngô, nhưng cần chế biến hợp lý
Khi bị ho nên kiêng một số thực phẩm gì?
Sau khi biết rõ hơn bị ho ăn ngô được không? Thì để tình trạng ho không kéo dài dai dẳng, mọi người cần tránh những thực phẩm sau đây:
Đồ cay nóng
Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ
Hải sản
Thực phẩm lạnh, thức ăn đông lạnh
Đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường
Thực phẩm nhiều gia vị mạnh
Đồ uống có gas và cồn
Thực phẩm chứa nhiều chất kích thích như cafein
Hạn chế những thực phẩm này sẽ giúp giảm kích ứng cổ họng và hỗ trợ quá trình hồi phục khi bị ho.
Hạn chế uống đồ lạnh khi bị ho
Hỗ trợ trị ho hiệu quả với Thiên Môn Bổ Phổi Premium
Khi bị ho kéo dài, ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt, sử dụng các sản phẩm hỗ trợ trị ho có nguồn gốc tự nhiên cũng là một lựa chọn hợp lý. Một trong những sản phẩm đáng chú ý là Thiên Môn Bổ Phổi Premium, đang được nhiều người tin dùng hiện nay.
Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi công ty CP Titafa, kết hợp với việc bào chế từ các thành phần thảo dược tự nhiên như Xuyên Tâm Liên, Lá Thường Xuân, Húng Chanh, Mạch Môn Đông, Thiên Môn Đông và các thành phần bổ phổi khác, nên đảm bảo an toàn lành tính.
Ngoài ra, sản phẩm này được bào chế dưới dạng siro, dễ dàng sử dụng và hiệu quả cao trong việc hỗ trợ giảm ho, giảm đờm, làm dịu cổ họng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản.
Nâng cao hiệu quả hỗ trợ trị ho với Thiên Môn Bổ Phổi Premium
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc trị bệnh.
Một số lưu ý khi bị ho
Khi bị ho, để giúp tình trạng không trở nên nghiêm trọng hơn và hỗ trợ quá trình hồi phục, mọi người cần lưu ý một số điều quan trọng sau:
Nếu ho kéo dài hơn 2 tuần hoặc có kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao, khó thở, ho có đờm lẫn máu, hãy đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tránh để cơ thể bị lạnh, đặc biệt là vùng cổ và ngực, mọi người có thể sử dụng khăn ấm quấn quanh cổ và mặc áo ấm để bảo vệ cơ thể.
Uống nước ấm hoặc các loại trà thảo dược như trà gừng, trà mật ong sẽ giúp làm dịu cổ họng, giảm ho và giữ cho cơ thể đủ nước.
Hãy tránh xa khói thuốc lá và các yếu tố gây ô nhiễm không khí.
Tránh các loại thực phẩm cay, nóng, chua, quá mặn hay thực phẩm lạnh có thể làm kích ứng cổ họng và khiến tình trạng ho kéo dài.
Cơ thể cần thời gian để phục hồi, vì vậy người bệnh hãy đảm bảo nghỉ ngơi đủ giấc và hạn chế làm việc quá sức trong thời gian bị ho.
Nếu người bệnh sử dụng thuốc giảm ho hay các sản phẩm bổ trợ như siro, hãy tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ hoặc nhà sản xuất.
Quan sát triệu chứng khi bị ho và đi khám kịp thời
Kết luận
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc bị ho có ăn ngô được không? Cùng với một số chia sẻ giúp hỗ trợ điều trị ho hiệu quả hơn. Vậy nên, hãy nhớ kết hợp ngô với các thực phẩm khác, nghỉ ngơi đầy đủ, thăm khám khi cần thiết để hỗ trợ sức khỏe của hệ hô hấp tốt hơn nhé.
Nguồn: thienmonbophoi.com.vn
Nguồn: https://thienmonbophoi.com.vn/goc-suc-khoe/bi-ho-co-an-ngo-duoc-khong.html
Comments
Post a Comment