Bị Ho Gió Nên Uống Thuốc Gì? Lời Khuyên Từ Chuyên Gia
Ho gió là triệu chứng thường gặp khi thời tiết thay đổi, gây ra nhiều phiền toái như ngứa cổ, khàn tiếng,... Ban đầu, ho gió không hề nguy hiểm mà chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Nhưng nếu để lâu mà không kịp thời điều trị, cơn ho dai dẳng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trong bài viết dưới đây, Titafa sẽ cùng mọi người tìm hiểu bị ho gió uống thuốc gì và các cách điều trị đơn giản tại nhà.
Tìm hiểu về bệnh ho gió
Ho gió là gì?
Ho là phản xạ tự nhiên của con người khi có dị vật hoặc vi khuẩn xâm nhập vào từ đường hô hấp. Kèm theo ho, người bệnh còn có các dấu hiệu khác như khàn tiếng, có đờm,... và chia thành các căn bệnh ho gió, ho đờm, ho khan,...
Tìm hiểu về ho gió
Thực chất, hiện không có một định nghĩa nào đúng hoàn toàn để chỉ ho gió, mà mọi người thường hiểu đây là cơn ho kéo dài, xuất hiện trong những thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột. Thông thường, ho gió không kèm theo đờm, nhưng gây ra cảm giác ngứa rát họng và khiến người bệnh muốn ho liên tục.
Nguyên nhân và triệu chứng ho gió
Về cơ bản, ho thường xảy ra khi thời tiết thay đổi hoặc khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng. Ngoài ra, ho gió còn xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác như:
Thời tiết thay đổi: Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột, niêm mạc đường hô hấp bị kích ứng, gây ra phản xạ ho nhưng không có đờm.
Dị ứng: Phản ứng dị ứng với phấn hoa, bụi nhà, lông động vật, khói bụi bên ngoài,... cũng có thể gây ho gió.
Thức ăn: Các loại thức ăn như trứng, tôm, sữa, hải sản,... là các loại thức ăn dễ gây dị ứng và cũng có thể xuất hiện ho gió.
Trào ngược dạ dày thực quản: Axit dạ dày trào ngược lên thực quản gây nghẹn và sinh ra các cơn ho không dứt.
Bệnh về đường hô hấp: Khi mắc các bệnh về đường hô hấp, vi khuẩn hoặc virus xâm nhập và gây ho.
Các yếu tố khác: Hút thuốc lá, mọi người sống ở nơi ô nhiễm môi trường, tiếp xúc với hóa chất,... cũng là tác nhân gây ra ho gió.
Đặc trưng của ho gió là cơn ho thường xuất hiện đột ngột và không kèm theo đờm. Người bệnh cảm thấy ngứa rát ở cổ họng và càng cảm thấy muốn ho, dây thanh quản bị kích ứng và gây ra tình trạng khàn tiếng. Trong một số trường hợp, người bệnh chán ăn, mệt mỏi, cảm thấy có gì đó mắc kẹt ở cổ họng.
Nguyên nhân và triệu chứng ho gió
Bị ho gió uống thuốc gì?
Trong các trường hợp dưới đây, bệnh tình của mọi người đã trở nặng và phải đến gặp bác sĩ:
Ho gió đã kéo dài hơn 4 tuần nhưng vẫn chưa khỏi.
Kho gió kèm theo đau tức ở ngực, mệt mỏi, không thể hoạt động.
Chóng mặt, nhức đầu thường xuyên sau khi cơn ho xuất hiện.
Ho ra máu.
Nếu phát hiện sớm, ho gió rất dễ dàng điều trị bằng các loại thuốc Tây kê đơn theo bác sĩ. Các loại thuốc được sử dụng nếu người bệnh bị ho gió có tác dụng chống viêm, giảm ho, kháng sinh và kháng khuẩn.
Thuốc giảm ho: Ức chế trung tâm ho, giúp giảm cảm giác muốn ho. Ví dụ như Codein, Dextromethorphan, Pholcodine,... Tuy nhiên, người bệnh phải được sự cho phép của chuyên gia y tế. Ngoài ra, thuốc ho có tác dụng phụ là buồn ngủ, chóng mặt.
Thuốc kháng histamine: Giảm viêm và giảm ngứa họng, thường được dùng cho các trường hợp ho do dị ứng hoặc ho gió. Ví dụ như Cetirizine hoặc Loratadine. Khi sử dụng, người bệnh lưu ý không dùng cho người lái xe, phi công, nhân viên văn phòng,... vì có tác dụng an thần.
Thuốc long đờm: Giúp họng loãng đờm, dễ khạc ra và không còn bị tắc khó chịu. Mặc dù ho gió không có nhiều đờm nhưng nếu mọi người thấy có gì mắc ở cổ họng, thuốc sẽ làm dịu cổ họng.
Thuốc xịt họng: Nếu mọi người cảm thấy ngứa rát họng thì có thể dùng thêm thuốc xịt họng chứa các thành phần như menthol, glycerin.
Bị ho gió uống thuốc gì? Các loại thuốc sử dụng khi bị ho
6 cách trị ho gió tại nhà vừa đơn giản, vừa hiệu quả
Tắc chưng đường phèn
Quất tính ấm, vị chua, có tác dụng kháng khuẩn và còn chứa nhiều loại vitamin có lợi cho cơ thể. Đường phèn vị ngọt, giúp trung hòa vị chua của quất và còn giúp làm dịu cổ họng hiệu quả. Ngoài ra, Vitamin C trong tắc giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các virus gây bệnh. Để làm quất chưng đường phèn, mọi người thực hiện như hướng dẫn:
Rửa sạch tắc dưới vòi nước, dùng muối hạt chà xát nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Sau khi sạch, mọi người cắt đôi tắc rồi cho lượng đường phèn vừa phải vào trong, ướp từ 15-20 phút.
Đến khi đường tan và ngấm vào quất, mọi người cho bát tắc đã ướp đường vào một cái nồi lớn hơn, đậy nắp nồi và đun trên lửa nhỏ trong khoảng 20-30 phút.
Gừng, lá me và chanh
Các nguyên liệu tự nhiên như gừng, chanh và lá me đều có tác dụng kháng khuẩn tốt. Ngoài ra, gừng có tính ấm, giúp người bệnh làm dịu cổ họng do cảm lạnh.
Sơ chế và làm sạch toàn bộ nguyên liệu, mọi người nên ngâm qua nước muối để làm sạch tốt nhất.
Lá me và gừng đun trên lửa nhỏ, cho đến khi cô đặc lại và còn khoảng 1/2 hỗn hợp ban đầu thì dừng lại.
Dùng rây lọc lấy nước cốt, bỏ bã, sau đó thêm nước cốt chanh khuấy đều và uống khi còn ấm.
Mật ong và tỏi
Mật ong và tỏi là một trong những bài thuốc dân gian được nhiều người tin dùng để trị ho hiệu quả. Mật ong chứa các chất kháng khuẩn tự nhiên giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong đường hô hấp, làm dịu cổ họng. Trong tỏi chứa allicin cũng có tác dụng kháng khuẩn mạnh, giảm viêm và giảm sưng tấy.
Tỏi bóc vỏ, đập dập hoặc giã nhuyễn rồi trộn đều tỏi đã giã với mật ong.
Cho hỗn hợp tỏi và mật ong vào bát, đặt vào nồi hấp cách thủy trong khoảng 15-20 phút.
Cách làm Mật ong và tỏi trị ho gió
Húng chanh, tắc và đường phèn
Húng chanh tính ấm, vị cay, giúp làm ấm cơ thể, giảm đau họng, long đờm. Còn tắc và đường phèn giúp làm dịu cổ họng, bổ phế, kháng viêm tốt.
Sau khi làm sạch các nguyên liệu, mọi người cho húng chanh và tắc vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.
Cho hỗn hợp xay nhuyễn vào nồi rồi thêm đường phèn và một chút nước lọc đun sôi trên lửa nhỏ liu riu cho đến khi đường tan hết và hỗn hợp sánh lại.
Rau diếp và nước vo gạo
Rau diếp có tính mát, giúp làm dịu các tổn thương niêm mạc họng, giảm viêm. Ngoài ra, trong rau diếp cũng có chứa các chất kháng khuẩn, giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Từ lâu, bài thuốc rau diếp và nước vo gạo đã được nhiều người tin dùng để trị ho.
Nghệ tươi
Nghệ tươi từ lâu đã được biết đến với công dụng kháng viêm, giảm đau và đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị ho. Bởi vì trong nghệ có chứa thành phần curcumin chống viêm tốt, ngoài ra còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Mọi người có thể pha nghệ tươi với mật ong, nấu nước uống với gừng hoặc chanh.
Hỗ trợ thuyên giảm cơn ho cùng Thiên Môn Bổ Phổi Premium
Để hỗ trợ làm dịu cơn ho gây ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người, công ty Cổ phần Titafa đã nghiên cứu và sản xuất Thiên Môn Bổ Phổi Premium. Sản phẩm được chiết xuất 100% từ các thảo dược tự nhiên như Xuyên Tâm Liên, Lá Thường Xuân, Thiên Môn Đông, Tang Bạch Bì,...
Hỗ trợ thuyên giảm cơn ho cùng Thiên Môn Bổ Phổi Premium
Các thành phần được dùng với hàm lượng vừa đủ, khi kết hợp tạo nên một công thức hoàn hảo có công dụng hỗ trợ trị ho. Ngoài ra, Thiên Môn Bổ Phổi Premium có 2 loại cho người lớn và trẻ em, có thể sử dụng cho trẻ từ 6 tuổi. Sản phẩm có dạng siro dễ uống, giá thành vừa tầm và đã được nhiều khách hàng chứng thực hiệu quả.
Qua bài viết trên, người bệnh đã tìm hiểu bị ho gió uống thuốc gì và các cách để trị ho gió hiệu quả tại nhà. Nếu mọi người muốn biết thêm nhiều mẹo trị ho hoặc các thông tin hữu ích khác, hãy liên hệ với Titafa qua số 1900 2163 nhé!
Nguồn: https://titafa.com/thong-tin-suc-khoe/bi-ho-gio-uong-thuoc-gi-item466.html
Comments
Post a Comment