Cách Trị Ho Cho Bà Bầu: 7 Phương Pháp An Toàn Và Hiệu Quả

 

Mang thai là giai đoạn mà cơ thể xuất hiện nhiều thay đổi, khiến sức đề kháng của phụ nữ kém và dễ bị ho.

Trong bài viết này, cùng Titafa tìm hiểu các cách trị ho cho bà bầu an toàn, được nhiều người tin dùng nhé!

cách trị ho cho bà bầu

Tác hại của ho đối với bà bầu

Ho để lại nhiều tác hại cho bà bầu:

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu: tác hại của ho là khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức cơ thể, khó thở, rối loạn nhịp tim, tiêu chảy…

  • Ho kéo dài khiến mẹ bầu stress, lo lắng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.

  • Ho còn khiến cho bà bầu khó ngủ, chất lượng giấc ngủ không tốt.

  • Ho khiến tử cung co thắt, dẫn đến nguy cơ sinh non.

  • Ho khiến bà bầu chán ăn, mệt mỏi ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng.

Tổng hợp 7 cách trị ho cho bà bầu được nhiều người tin dùng

Kết hợp mật ong và chanh để trị ho

Mật ong chứa  Fructose, Glucose, chất chống oxy hóa,... hỗ trợ kháng khuẩn, làm giảm ho, dịu cổ họng và long đờm. Chanh chứa nhiều vitamin C, hỗ trợ tăng cường miễn dịch và chống lại các vi khuẩn gây ho.

Nguyên liệu:

  • 5 quả chanh.

  • 10 thìa cà phê mật ong.

Kết hợp mật ong và chanh để trị ho

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch chanh, cắt thành từng lát mỏng.

  • Xếp chanh vào một chiếc lọ thủy tinh đã rửa sạch và lau khô.

  • Đổ mật ong vào đến khi ngập chanh.

  • Đậy kín nắp lọ và đặt ở nơi khô thoáng.

  • Sau 24h, có thể pha nước ấm để uống.

  • Uống 2 - 3 lần/ngày.

Sử dụng lá hẹ để trị ho

Lá hẹ không chỉ là một loại rau trong bữa ăn hàng ngày mà còn chứa nhiều dinh dưỡng, hỗ trợ trị ho và trị cảm lạnh. 

Nguyên liệu:

  • 50g lá hẹ.

  • 200ml nước.

  • Mật ong hoặc đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá hẹ, cắt nhỏ.

  • Cho lá hẹ vào chén, thêm nước và hấp cách thủy từ 10 - 15 phút.

  • Thêm đường phèn hoặc mật ong để dễ uống hơn.

  • Uống nước lá hẹ từ 2 - 3 lần mỗi ngày.

Sử dụng trà gừng để trị ho

Gừng có chứa Gingerols, Shogaols cùng các vitamin, khoáng chất, hỗ trợ làm dịu cổ họng và long đờm. 

Nguyên liệu:

  • Gừng tươi 20g.

  • Nước lọc 500ml.

Sử dụng trà gừng để trị ho

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch gừng tươi, thái lát mỏng.

  • Cho gừng vào nồi nước, đun sôi.

  • Sau khi đã sôi, hạ lửa nhỏ và để từ 5 - 10 phút.

  • Uống trà gừng 2 - 3 lần khi còn ấm.

Sử dụng lá tía tô để trị ho

Lá tía tô có vị cay, tính ấm hỗ trợ tiêu đờm, giảm ho. Đây là một loại thảo dược được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc Đông y.

Nguyên liệu:

  • 20g lá tía tô

  • 500ml nước lọc.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá tía tô, ngâm vào nước muối loãng khoảng 10 phút.

  • Cho lá tía tô vào nồi nước, đun sôi.

  • Để nguội và lọc nước uống. Ngày dùng 2 - 3 bát.

Sử dụng chanh đào để trị ho

Chanh đào có vị chua ngọt, tính mát hỗ trợ thanh nhiệt, long đờm và trị ho. Chanh đào còn chứa nhiều dưỡng chất và vitamin như vitamin C, A,... hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và chống oxy hóa.

Sử dụng chanh đào để trị ho

Nguyên liệu:

  • 1 kg chanh đào.

  • 500g đường phèn.

  • 500g mật ong.

Cách thực hiện:

  • Chanh đào rửa sạch và ngâm trong nước muối.

  • Cắt chanh đào từng lát mỏng sau đó để vào lọ thủy tinh.

  • Cho mật ong và đường phèn vào lọ và đậy kín nắp. 

  • Sau 1 - 2 tháng có thể bỏ ra pha kèm với nước ấm để uống. Ngày dùng từ 2 - 3 cốc.

Kết hợp xông sả để trị ho

Xông sả là cách phổ biến để trị ho. Xông sả sẽ hỗ trợ làm loãng đờm, giảm ho và sát khuẩn đường hô hấp.

Nguyên liệu: 2 - 4 củ sả, 1 lít nước.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch sả, sau đó đập dập hoặc cắt từng khúc nhỏ.

  • Cho sả và nồi hoặc máy xông hơi.

  • Chờ đến khi nước sôi, trùm chăn mỏng qua đầu để giữ hơi ấm.

  • Trong quá trình xông hơi, nên hít thở đều.

Dùng dầu khuynh diệp để trị ho

Tinh dầu khuynh diệp có chứa Eucalyptol hỗ trợ giảm ho, thông mũi và làm loãng chất nhầy.

Nguyên liệu: 2 - 3 giọt dầu khuynh diệp, 1 lít nước.

Cách thực hiện:

  • Cho vài giọt tinh dầu khuynh diệp vào tô nước ấm.

  • Lấy khăn trùm đầu và xông mặt trong vòng từ 5 - 10 phút.

  • Xông một tuần từ 3 - 5 lần.

Lưu ý quan trọng khi trị ho cho bà bầu

Khi trị ho cho bà bầu, cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Lựa chọn cách trị ho phù hợp với tình trạng sức khỏe và cơ địa. 

  • Nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước để tránh gây ra những tác dụng phụ hoặc phản ứng không mong muốn.

  • Uống nhiều nước ấm, nên giữ ấm cổ họng và cơ thể.

  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất và tránh ăn các thực phẩm gây ho, đồ cay nóng.

  • Nếu ho kéo dài thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Lưu ý quan trọng khi trị ho cho bà bầu

Gợi ý các cách phòng ho cho bà bầu hiệu quả

Các cách phòng ho cho bà bầu hiệu quả bao gồm:

  • Luôn giữ ấm cơ thể, nhất là phần cổ và ngực. Khi ra trời lạnh thì nên dùng khăn và mặc áo ấm.

  • Uống nhiều nước ấm.

  • Để cho nhà cửa thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với những nơi nhiều khói bụi.

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất để tăng cường hệ miễn dịch.

  • Nghỉ ngơi đủ giấc và tập thể dục thường xuyên.

  • Hạn chế các loại nước có ga, nước ngọt và đồ cay nóng.

Thai phụ ho quá lâu sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì vậy, Titafa hy vọng rằng với các cách trị ho cho bà bầu sẽ giúp ích cho các mẹ. Đừng quên theo dõi trang website để biết được nhiều tips chăm sóc sức khỏe hữu ích trong thời gian tới.

Nguồn: https://titafa.com/thong-tin-suc-khoe/7-cach-tri-ho-cho-ba-bau-an-toan-duoc-nhieu-nguoi-tin-dung-item400.html

Comments

Popular posts from this blog

Đánh giá Thiên Môn Bổ Phổi trẻ em Premium Titafa có hiệu quả không?

8 Cách Giảm Ho Ban Đêm Giúp Bạn Ngủ Ngon

Bị Ho Có Nên Ăn Cam Quýt? Giải Đáp Từ Chuyên Gia